Không thể đề cập đến ẩm thực Việt Nam mà lại không nhắc đến nước mắm. Thế nhưng không phải ai,taxi tân an kể cả dân bản địa, cũng có cơ hội được đến tham quan, chiêm ngưỡng nhà thùng nước mắm, nơi ra đời của những giọt gia vị tinh túy được mệnh danh là biểu tượng của ẩm thực Việt Nam.
Từ góc nhìn của một đầu bếp Mỹ với tình yêu bất tận dành cho ẩm thực Việt suốt 15 năm qua, Chad Kubanoff cho biết đây là lần đầu tiên anh được đến thăm nhà thùng nước mắm và thực sự cảm thấy "say nắng" trước vẻ đẹp của nước mắm Việt Nam. Quan sát những công đoạn sản xuất nước mắm, Chad cho biết anh vô cùng ấn tượng với sự công phu tuyển chọn nguyên liệu, phương thức ủ chượp cổ truyền hàng trăm năm, và sự biến hóa diệu kỳ từ tự nhiên làm nên hương vị đặc sắc của nước mắm.
Tại cảng An Thới, Chad được giới thiệu về bước đầu tiên trong quy trình làm nước mắm: lựa chọn cá cơm. Đặc biệt, thuyền sẽ chở muối theo dùng để ướp trực tiếp vào cá cơm vừa bắt lên để giữ được độ tươi ngon chắc mẩy. Loại muối mang theo này cũng là loại đặc biệt tuyển chọn từ Bà Rịa, và phải để muối "thở" trong ít nhất 3 tháng trước khi sử dụng nhằm mang lại vị mặn đằm không đắng gắt.
Cá cơm đã ủ muối về tới cảng phải vượt qua bước tuyển chọn gắt gao với hàng chục tiêu chí về kích thước, độ tươi, độ khô, tỷ lệ cá tạp... đủ tiêu chuẩn đưa về ủ chượp tại nhà thùng Chin-su Phú Quốc, nơi có quy mô lên đến 22.000 m2, gần 500 thùng ủ chượp. Mỗi thùng cao khoảng 2,6m và rộng gần 3m, mỗi thùng chứa từ 12 - 15 tấn cá hoạt động xuyên suốt và được quản lý bởi quy trình sản xuất đạt chuẩn quốc tế.
Anh Bùi Huy Nhích, Trưởng Bộ phận kỹ thuật công nghệ tại nhà thùng Chin-su Phú Quốc cho biết thêm "Đối với chúng chất lượng là yếu tố hàng đầu". Nhà thùng ủ chượp nước mắm theo cách thức cổ truyền từ hàng trăm năm nay, cá cơm và muối được giữ lên men từ 9-12 tháng với nhiệt độ nóng ấm ổn định, và không có sự tác động nào khác. Bên cạnh đó, toàn bộ quy trình ủ chượp và vận hành tại nhà thùng đều theo các tiêu chuẩn quốc tế được bên thứ 3 kiểm tra và cấp chứng nhận như: CODEX HACCP:2003, ISO 14001:2015, Chứng nhận EU Code....
Nói thêm về cơ duyên với nhà thùng nước mắm, đầu bếp Mỹ chia sẻ: "Có một điều thú vị mà tôi vừa được biết, đó là nhà thùng này hoạt động từ năm 2008, đó cũng là thời điểm tôi lần đầu đặt chân đến Việt Nam. Thực sự tôi cũng có một chút tiếc nuối vì mãi đến giờ này mới có cơ hội được tận mắt khám phá những câu chuyện đằng sau loại gia vị này, dù đã từng nghe nói và tìm hiểu qua trước đây. Đây chắc chắn là những trải nghiệm mà tôi sẽ còn nhắc đến rất nhiều lần về sau, với bạn bè quốc tế, người thân của mình, những người cũng hết sức yêu mến ẩm thực Việt Nam".
Có thể nói, nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt. Với nỗ lực đưa các loại nước mắm nói riêng cũng như toàn bộ các sản phẩm Chin-su nói chung tiến xa hơn và chinh phục người tiêu dùng quốc tế, chiến lược "Go Global" đã được thực thi một cách toàn diện và liên tiếp gặt hái những thành công. Đặc biệt trong năm 2023, các hoạt động vòng quanh thế giới liên tiếp được CHIN-SU đẩy mạnh như: Foodex Nhật Bản, Seoul Foods, HCM Export, chính thức xuất khẩu và lên kệ hàng loạt sản phẩm tại các thị trường trên thế giới.
Sau Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... Chin-su hướng đến mục tiêu để người tiêu dùng ở bất cứ đâu trên thế giới cũng có thể thưởng thức nước mắm Việt Nam, qua đó càng thêm yêu mến hương vị đậm đà, tinh túy của loại gia vị "thần kỳ" được xem là biểu tượng hàng đầu của ẩm thực Việt.